Trang chủ /

Đầu tư

Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng chủ rừng phải làm gì? Tổ chức thực hiện cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch nghỉ dưỡng được quy định như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Kiên ở Đồng Nai.

Kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng phải đáp ứng các điều kiện nào để thuê môi trường rừng?

Theo điểm a khoản 6 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng như sau:

Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng

6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

a) Chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải được thông báo rộng rãi. Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng; Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê;

Theo đó, kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng.

Việc cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng phải được thông báo rộng rãi.

Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng;

Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng.

Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê.

Du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng

Du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng (Hình từ Internet)

Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng chủ rừng phải làm gì?

Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng như sau:

Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng

6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

b) Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng.

Tổ chức thực hiện cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch nghỉ dưỡng được quy định như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:

– Sau khi đề án du lịch nghỉ dưỡng được phê duyệt, chủ rừng chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án du lịch nghỉ dưỡng theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch nghỉ dưỡng được phê duyệt.

Việc lập dự án du lịch nghỉ dưỡng phải tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật khác liên quan;

– Chủ rừng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật;

– Kinh phí lập đề án du lịch nghỉ dưỡng được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Kinh phí lập dự án du lịch nghỉ dưỡng do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng bảo đảm.

Chia sẻ:

Kiến thức đầu tư •

21/11/2023

Back to Top