Trang chủ /

Việc phát triển thị trường carbon tại Việt Nam tạo ra nguồn thu nhập mới từ việc bán chứng chỉ carbon giúp kinh tế phát triển, giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng môi trường sống.

Biến đổi khí hậu hiện nay không còn là chủ đề tranh luận mà đã trở thành vấn đề cấp bách đòi hỏi hành động ngay lập tức để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính gây hại cho môi trường. Trước tình hình đó, thị trường carbon ra đời như một công cụ mạnh mẽ giúp cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm trên toàn cầu. Không chỉ vậy, thị trường carbon còn mở ra cơ hội tài chính phong phú, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập lớn cho sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước trong tương lai.

Bạn đã bao giờ tự hỏi, làm thế nào một công cụ tài chính có thể cứu hành tinh và đồng thời thúc đẩy kinh tế chưa? Thị trường carbon chính là câu trả lời đầy tiềm năng và kỳ diệu đó. 

bien-doi-khi-hau-tin-chi-carbon

So với công cụ thuế carbon đã phát triển từ năm 1990, thị trường carbon bắt buộc góp phần giảm khí nhà kính toàn cầu cao gấp 3 lần (5,62%, tương đương 2,76 tỉ tấn CO2e và 17,64%, tương đương 8,91 tỉ tấn CO2e) và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, theo dữ liệu năm 2023 của World Bank. 

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết năm 2023 lần đầu tiên ngành Lâm nghiệp Việt Nam bán thành công 10,3 triệu tấn CO2 tương đương 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng. Với tổng giá trị của hợp đồng lên tới 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng) thông qua ngân hàng Thế giới (WB).

Động thái trên cho thấy tiềm năng lớn của nước ta trong việc phát triển thị trường tín chỉ carbon trong thời gian tới và trở thành quốc gia có thu nhập cao và sớm đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Bài viết nay chúng ta sẽ tìm hiểu về bối cảnh thị trường carbon trong nước cũng như những tiềm năng nổi bật phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, một trong những kênh thu hút đầu tư trong tương lai. 

1. Bối cảnh thị trường carbon thế giới 

Thị trường carbon hoạt động từ năm 2005 bắt nguồn từ Bản Hiệp định Kyoto vào năm 1997. Theo cơ chế các quốc gia và doanh nghiệp được cấp hạn ngạch phát thải. Nếu vượt quá hạn ngạch cho phép họ sẽ phải mua tín chỉ carbon bù đắp ở những nơi dư thừa. Ngược lại, nếu họ phát thải dưới hạn ngạch có thể bán tín chỉ carbon đó cho những nơi thiếu hụt.  

Trong những năm gần đây, thị trường tín chỉ carbon quốc tế đã bùng nổ mạnh mẽ, với hai thị trường chính là thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện. Theo phân tích của BloombergNEF cho thấy: Quy mô thị trường tín chỉ carbon có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2037. Sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu tín chỉ carbon là kết quả của các cam kết giảm phát thải khí nhà kính mà các quốc gia đã đưa ra trong Hiệp định Paris.   

thị trường carbon tự nguyện 2019 -2021
Thị trường carbon tự nguyện (Voluntary Carbon Markets), một công cụ quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu, đã có sự tăng trưởng theo cấp số nhân từ năm 2019 đến năm 2021. Nguồn Carbon Credits.

Như đã thấy ở trên, tín dụng Thị trường tín chỉ carbon tự nguyện đã tăng 86% vào năm 2021 so với năm 2019. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi các cam kết Net Zero của các công ty ngày càng tăng và những dự báo lạc quan về quy mô tiềm năng của thị trường. 

Trên thực tế, theo Climate Action Tracker , 73% lượng khí thải toàn cầu hiện được bao phủ bởi các tín chỉ carbon mục tiêu Net Zero.  

Đơn cử như Citibank cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời sử dụng tín chỉ carbon để giải quyết lượng phát thải không thể tránh khỏi.  

Một trong những công ty dược phẩm sinh học lớn nhất thế giới Pfizer cũng cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.  

Trong năm 2023, Công ty xe hợi diện Tesla của vị tỷ phú Elon Musk đã thu về 1,79 tỷ USD từ việc bán tín dụng carbon. Kể từ năm 2009, tổng doanh thu tạo ra từ nguồn này đã lên tới gần 9 tỷ USD cho Tesla, (theo carboncredit.com) 

quoc-gia-cong-ty-tren-the-gioi-dat-muc-tieu-phat-thai-rong-bang-0
Biểu đồ số lượng các quốc gia và công ty đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 – nguồn Net Zero Tracker.

Biểu đồ trên cho thấy có tới 929 công ty trong danh sách Global Forbes 2000 (danh sách các công ty lớn nhất thế giới bằng bốn thước đo: doanh thu, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường) đã đặt mục tiêu bằng 0. Con số này đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm rưỡi qua từ 12/2020 đến 6/2023 và hiện tại đã có tới 1141 công ty tham gia. 

2. Cơ hội phát triển Thị trường carbon Việt Nam 

Việt Nam đang là một trong những quốc gia sở hữu tiềm năng to lớn trong thị trường tín chỉ Carbon, thông qua một số dự án đã tham gia như Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – CDM), Cơ chế tín chỉ chung (Joint Credit Mechnism – JCM) với Nhật Bản, và Chương trình giảm phát thải thông qua giảm suy thoái rừng (REDD+). Chính phủ Việt Nam cũng đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính, với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.  

Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia vào nhiều chương trình tiêu chuẩn carbon khác như Gold Standard (GS) với 71 dự án và 3 triệu tín chỉ đã tạo ra, Verified caron standard (VCS) 53 dự án và hơn 4 triệu tín chỉ đã tạo ra, Renewable energy Certification (REC), và Emission Reductions Payment Agreement (ERPA). 

so-luong-tin-chi-carbon-phat-hanh-tai-viet-nam
Số lượng tín chỉ carbon tại thị trường Việt Nam tính đến tháng 7/2023 – nguồn VNeconomy

Tại VBF 2024, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho biết: tính tới thời điểm hiện tại Việt Nam đứng thứ 5 trong số các quốc gia cung cấp tín chỉ carbon trên thế giới với hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp tín chỉ carbon với số lượng khoảng trên 41 triệu tín chỉ carbon.   

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, năm 2025 thị trường tín chỉ carbon sẽ được thí điểm và đi vào hoạt động chính thức vào năm 2028. Trong thời gian tới sẽ có gần 2.000 doanh nghiệp thuộc đối tượng phải kiểm kê carbon và số lượng này sẽ tăng lên trong thời gian tới, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Một khi vận hành với khung pháp lý chính thức sẽ tạo ra n cơ hội cho nhiều dự án xanh từ đó tạo ra nhiều nguồn thu mới từ thị trường này. 

Cũng tại VBF 2024, ông Muto Shiro – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) cho biết, Nhật Bản cam kết hỗ trợ đầy đủ cho mục tiêu giảm phát thải carbon của Chính phủ Việt Nam đặt ra đến năm 2050, cũng như các biện pháp hỗ trợ thị trường tăng trưởng bền vững.  

2.1 Các tiềm năng tạo ra tín chỉ carbon của Việt Nam: 

Việc phát triển thị trường carbon tại Việt Nam tạo ra nguồn thu nhập mới từ việc bán chứng chỉ carbon giúp kinh tế phát triển, khuyến khích đầu tư vào công nghệ xanh và sạch từ đó giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng môi trường sống. Cùng với việc hợp tác quốc tế, sự hỗ trợ quyết liệt từ chính phủ, Việt Nam được đánh giá cao bởi tiềm năng tạo tín chỉ carbon chẳng hạn như: 

2.1.1 Tiềm năng rừng 

Với tổng diện tích 14,7 triệu ha chiếm tỉ lệ che phủ toàn quốc là 42,02%, Việt Nam có tiềm năng huy động một nguồn tài chính từ các dự án carbon lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng. Ước tính cho thấy mỗi năm rừng của Việt Nam có thể hấp thụ khoảng gần 70 triệu tấn carbon.  

tiem-nang-rung-nuoc-ta
Rừng Việt Nam có tiềm năng tạo ra khoảng 50 – 70 triệu tấn tín chỉ carbon

Và trong tháng 3/2024 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa chuyển khoản tiền trị giá khoảng 1.200 tỉ đồng cho Việt Nam sau khi mua 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng. Nước ta cũng là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương nhận được khoản tiền bán tín chỉ carbon rừng từ WB.  

Theo McKinsey (2022), dự phóng đến năm 2030-2050, số lượng tín chỉ carbon có thể tăng lên gấp 5-10 lần, đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp điện tái tạo và doanh nghiệp có đầu tư vào các dự án trồng rừng. Cùng với đó là các ngành nông nghiệp, các dự án năng lượng xanh đều có triển vọng chuyển hướng sang canh tác, sản xuất làm giảm phát thải khí nhà kính.  

2.1.2 Tiềm năng nông nghiệp canh tác xanh 

Bên cạnh tiềm năng rừng, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm. Đặc biệt là trong canh tác lúa. Hiện nay, chính phủ Việt Nam có đề án xây dựng 1 triệu ha lúa chuyên canh phát triển bền vững tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có mục tiêu “đóng gói” thành tín chỉ carbon. Một tập đoàn tư nhân là Lộc Trời cũng đang phát triển dự án sản xuất lúa carbon thấp nhằm hướng đến mục tiêu này. 

2.1.3 Tiềm năng từ các nguồn năng lượng tái tạo  

Các nguồn năng lượng tái tạo hiện nay như điện gió, thuỷ điện, năng lượng mặt trời cũng là nguồn cung chính cho thị trường carbon. Bằng cách thay thế các nguồn năng lượng hoá thạch đồng thời giảm lượng phát thải khí nhà kính, các dự án này góp phần giảm thiểu lượng khí thải CO2 đáng kể, tạo ra những “tài sản” có giá trị trên thị trường tín chỉ carbon. 

2.1.4 Tiềm năng từ ngành công nghiệp 

Ngành công nghiệp với lượng khí thải CO2 lớn đang chịu áp lực giảm phát thải nhưng có tiềm năng tạo ra tín chỉ carbon. Cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất năng lượng và xử lý chất thải hiệu quả là các giải pháp giúp giảm phát thải. Theo UNIDO, các dự án nâng cao hiệu suất năng lượng có thể tạo ra lượng lớn tín chỉ carbon, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của ngành công nghiệp. 

2.1.5 Tiềm năng về du lịch xanh 

Về nguyên lý, bất cứ dự án nào giúp cắt giảm khí thải nhà kính thì đều có thể chuyển thành tín chỉ carbon chẳng hạn như hoạt động trồng rừng, dự án sử dụng năng lượng tái tạo, hay hoạt động vận hành thân thiện môi trường giảm phát thải khí kính.  

du-an-du-lich-xanh-ben-vung
Các dự án du lịch xanh đang là xu thế toàn cầu hiện nay

Hiện nay ở thị trường tự nguyện có nhiều dự án khác khá thú vị đang rục rịch chuẩn bị. Chẳng hạn như dự án đầu tư xanh mà chúng tôi muốn giới thiệu trong bài viết này là dự án nghỉ dưỡng dưới tán rừng Bình Minh & The Lotus, đây là một trong những dự án đi đầu về tôn tạo bảo vệ môi trường rừng đồng thời phát triển du lịch xanh bền vững.

Dự án thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu với diện tích lên tới 222 ha. Theo đó các định hướng quy hoạch và thiết kế sẽ nhằm mục tiêu tôn tạo rừng, hạn chế di dời mảng xanh, tăng mật độ phủ xanh tại khu vực đất trống. 

Đồng thời việc vận hành khu nghỉ dưỡng cũng sẽ dựa trên các giải pháp môi trường như sử dụng năng lượng điện tái tạo, xử lý rác sinh hoạt tái sử dụng, vận hành nguồn nước theo quy trình khép kín. Những hoạt động kể trên sẽ tạo ra một nguồn thu thứ hai cho dự án thông qua tín chỉ carbon bên cạnh nguồn thu từ hoạt động nghỉ dưỡng du lịch. 

Vấn đề đặt ra các doanh nghiệp /nhà đầu tư cần phải đón đầu xu thế này kịp thời thông qua việc cập nhật, đổi mới từng ngày. Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một cơ hội để phát triển thị trường carbon, với những lợi ích không chỉ về kinh tế mà còn về môi trường và xã hội.  

Sự hợp tác quốc tế và học hỏi từ các quốc gia đã thành công sẽ là yếu tố then chốt để triển khai hiệu quả các dự án giảm phát thải. Thị trường carbon không chỉ là một cơ hội, mà còn là một trách nhiệm của chúng ta đối với hành tinh và thế hệ mai sau. 

Chúng tôi New CI hân hạnh là đối tác chiến lược tư vấn cơ hội đầu tư vào dự án nghỉ dưỡng Bình Minh & The Lotus – một dự án vì cộng đồng vì một môi trường sống bền vững. Bạn đã sẵn sàng tham gia vào cuộc cách mạng xanh này chưa? Hãy cùng chung tay vì một Việt Nam bền vững! 

Nguồn tham khảo từ:

https://carboncredits.com/tesla-can-trade-carbon-credits-in-south-korea-valued-at-145m/ 

https://zerotracker.net/ 

https://www.forbes.com/global2000./#585da0104aa2 

www.tapchitaichinh.vn 

Chia sẻ:

Back to Top