Đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những động lực mạnh mẽ hỗ trợ sự tăng trưởng, bất chấp những thách thức từ môi trường kinh tế toàn cầu và các vấn đề nội tại. Dưới đây là phân tích về các động lực đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay.
Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh
Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh đạt hơn 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Đã có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 02 tháng đầu năm 2024.
Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,41 tỷ USD, chiếm 32,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 3,5 lần so với cùng kỳ.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 2,54 tỷ USD, chiếm 59,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 16,8% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp quay trở lại thị trường và thành lập mới đều có sự thay đổi tích cực
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tháng 2/2024 có 8,59 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn 67,26 nghìn tỷ đồng, giảm 2,8% về số doanh nghiệp và tăng 2,6% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.
Mặc dù giảm trong tháng 2/2024 song tính chung cả 2 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới vẫn hơn 22,12 nghìn doanh nghiệp, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tháng 2/2024 có 5,34 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 2 tháng, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 18,97 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Đầu tư công được đẩy mạnh
Kế hoạch đầu tư công năm 2024 được Quốc hội thông qua là 677,3 nghìn tỷ đồng, cao hơn 18% so với kế hoạch năm 2023 ở mức khoảng 6% GDP – nằm trong số những quốc gia chi tiêu nhiều nhất ở ASEAN (Indonesia 3%, Ấn Độ 4% và Trung Quốc 5%) có thể kỳ vọng sẽ tạo ra đóng góp vào tăng trưởng GDP của năm 2024. Các dự án đầu tư công lớn hiện nay như sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, Vành đai 3 Hồ Chí Minh…
Với việc ghi nhận mức tăng trưởng giải ngân tương đối cao, đặc biệt trong giai đoạn cuối của năm tài khóa, có thể kỳ vọng sẽ tạo ra đóng góp vào tăng trưởng GDP của năm 2024 cùng với đó là việc triển khai nghị quyết 106/2023 của Quốc hội nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý.
Sự phát triển của khu vực dịch vụ và du lịch
Ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch, tiếp tục là một trong những nguồn tăng trưởng quan trọng. Việc thay đổi chính sách visa thuận lợi hơn đã thúc đẩy khai thông những thị trường quốc tế khách của Việt Nam cùng với việc tăng cường các hoạt động văn hóa và giải trí, đã thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế.
Số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia công bố sáng nay cho thấy, tháng 2/2024, Việt Nam đón hơn 1,53 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,3% so với tháng 1, gần bằng tháng 2/2019 là 1,58 triệu lượt. Trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy, nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, kích cầu du lịch và nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp, người dân nên lượng khách quốc tế tiếp tục tăng.
Phát triển bền vững và môi trường
Nước ta cũng nhấn mạnh vào phát triển bền vững và bảo vệ môi trường như việc tập trung vào năng lượng tái tạo, giảm thiểu ô nhiễm và quản lý tài nguyên hiệu quả.
Ngày 22/2 vừa qua thủ tướng chính phủ đã triển khai quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Qua đó Việt Nam phấn đấu công suất sản xuất hydrogen từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ carbon đạt khoảng 100 – 500 nghìn tấn/năm vào năm 2030, và tăng lên 10 – 20 triệu tấn vào năm 2050. Đây là nguồn năng lượng xanh, sạch, đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát thải ròng bằng “0” của đất nước.
Việc Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam theo hướng xanh, sạch và bền vững, cùng với nguồn năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi,…) dồi dào sẽ giúp Việt Nam thực hiện được cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu cũng như xu thế phát triển chung của thế giới và cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26″.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2023
Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 113,96 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19,2%; nhập khẩu tăng 18%.
Xuất khẩu với khu vực kinh tế trong nước đạt 16,14 tỷ USD, tăng 33,3%, chiếm 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 43,2 tỷ USD, tăng 14,7%, chiếm 72,8%.
Nhập khẩu với khu vực kinh tế trong nước đạt 19,67 tỷ USD, tăng 27,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,95 tỷ USD, tăng 13,3%.
Lạm phát toàn phần đã giảm từ mức đỉnh 5% vào đầu năm 2023 xuống còn 3,5% vào tháng 12/2023 nhờ giá năng lượng và giá thực phẩm giảm mạnh, trong khi lạm phát cơ bản cũng yếu hơn cho thấy việc giảm bớt áp lực cầu kéo. Dự báo lạm phát cho năm 2024 của Chính phủ chỉ ở mức 3,52%; 4,03% và 4,5% cho các tình huống tốt nhất, cơ bản và trường hợp xấu nhất.
Theo dữ liệu từ Asian Development Bank, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 6% vào năm 2024. Điều này phản ánh nỗ lực của chính phủ trong việc triển khai chính sách kinh tế linh hoạt và hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua cả kênh đầu tư công và tư nhân.
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2023, bao gồm đại dịch COVID-19 và bất ổn chính trị toàn cầu, nhưng GDP của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 5.05%, một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới trong giai đoạn đó. Điều này cho thấy sự ổn định của nền kinh tế và khả năng kiểm soát lạm phát của Việt Nam.
Đồng thời, sự thành công trên mặt trận ngoại giao cũng đã nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, qua đó thu hút sự quan tâm đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ 4.0.
Năm 2024, Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6% đến 6.5% để đạt được mục tiêu này, chính phủ đang tập trung vào việc thúc đẩy các nguồn tăng trưởng chính như xuất khẩu, tiêu dùng, và đầu tư. Bên cạnh đó, việc tận dụng cơ hội từ nền kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn cũng được coi là quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế.
Dựa trên những thông tin này, có thể thấy rằng Việt Nam đang tiến bước vững chắc trên con đường phục hồi và phát triển kinh tế, với sự kết hợp giữa chính sách kinh tế linh hoạt, tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư công nghệ, cũng như tận dụng tốt cơ hội từ thị trường quốc tế.
Tại New CI các dự án an toàn, khả năng sinh lời cao cùng đội ngũ Chuyên viên Tài chính chuyên nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư an tâm trong hành trình đầu tư bền vững, kiến tạo cuộc sống thịnh vượng trong tương lai.
Tổng hợp từ Vneconomy và Báo Chính Phủ